Đậu đen là một loại hạt có nhiều lợi ích cho sức khỏe và thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Việc trồng đậu đen thương phẩm không quá phức tạp, nhưng để cây phát triển mạnh mẽ và đạt năng suất cao, người trồng cần chú ý đến kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả. Hãy cùng Rocken khám phá hướng dẫn chi tiết về cách trồng đậu đen để đạt năng suất cao mà Rocken đã nghiên cứu và tổng hợp qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình trồng cây ăn quả (trái) đúng cách nhất 2024
Đặc điểm của cây đậu đen
Đậu đen còn gọi là đỗ đen, có tên khoa học là Vigna unguiculata (L.) Walp subsp và thuộc họ đậu. Đây là loại cây thân thảo, nổi bật với khả năng phân cành mạnh mẽ, nhiều nhánh. Lá của cây đậu đen có màu xanh lục, đây là loại lá kép lông chim gồm ba lá chét mọc so le nhau. Hoa đậu đen có màu tím nhạt, kết thành từng chùm hình trụ thẳng hoặc hơi cong. Khi chín, quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu đen hoặc vàng, mỗi quả chứa khoảng 10 hạt đậu bên trong.
Các công dụng nổi bật của đậu đen
Trước khi tìm hiểu cách trồng đậu đen đúng kỹ thuật, hãy cùng xem qua những công dụng nổi bật của đậu đen:
- Giảm nguy cơ ung thư: Đậu đen chứa khoáng chất selenium giúp cải thiện chức năng gan, loại bỏ các chất độc hại và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Đối với những người mắc bệnh ung thư đại tràng, selenium còn có khả năng ức chế sự phát triển của khối u và làm chậm quá trình di căn.
- Làm đẹp da: Đậu đen chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu, giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa và kích thích sản xuất collagen giúp da săn chắc và đàn hồi. Uống nước đậu đen hàng ngày và kết hợp trong các món ăn giúp duy trì vẻ tươi trẻ của làn da.
- Hỗ trợ giảm cân: Đậu đen là thực phẩm giàu chất xơ, giúp kiểm soát cân nặng bằng cách tăng cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ đào thải chất béo dư thừa.
- Tốt cho hệ tiêu hoá: Đậu đen chứa tinh bột kháng hỗ trợ quá trình lên men trong ruột kết, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe đường ruột. Chất xơ và protein trong đậu đen cũng giúp tối ưu hóa chức năng tiêu hóa và giải quyết hiệu quả các vấn đề táo bón.
- Hỗ trợ xương khớp: Đậu đen là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như canxi, phospho, magiê, mangan, sắt và kẽm, giúp hỗ trợ cấu trúc xương và duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp.
Cần chuẩn bị gì trước khi hiểu cách trồng đậu đen?
Để hiểu cách trồng đậu đen rõ ràng và đạt năng suất cao, cần chuẩn bị những điều sau đây:
Thời vụ trồng
Đậu đen có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng để cây phát triển khỏe mạnh, ít bị thiên tai hay sâu bệnh tấn công và cho vụ mùa bội thu, bạn nên trồng vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 hoặc tháng 11, 12 hàng năm.
Chọn giống
Để cây đậu đen sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh, cần chọn những hạt chắc, to tròn, bóng, mẩy, đều hạt, vỏ mịn và không bị xước. Hạt giống đồng đều về kích thước sẽ giúp cây phát triển đồng nhất về thể chất tốt hơn.
Đất trồng
Đậu đen là cây dễ trồng và không yêu cầu nghiêm ngặt về loại đất. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nhất, nên chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, không bị chai cứng khi khô và không quá ẩm ướt. Đất cát, đất thịt là những lựa chọn tốt, tránh đất phèn chua và đất ngập úng. Để chuẩn bị đất trồng, cần cuốc hoặc cày đất để phơi khô, sau đó bừa hoặc đập nhỏ đất.
Cách trồng đậu đen đúng kỹ thuật, đạt năng suất cao
Để trồng cây sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao, cần tuân thủ các cách trồng đậu đen dưới đây:
Kỹ thuật trồng
- Lên luống: Trước tiên, bạn cần lên luống để trồng đậu đen. Mỗi luống nên rộng kh34rkh34roảng 1,2 – 1,5m, cao 35cm với khoảng cách giữa các luống khoảng 15cm và khoảng cách giữa các hàng là 25cm, tùy thuộc vào diện tích ruộng.
- Bón lót: Sau khi hoàn thành luống, rải một lớp phân chuồng hoặc phân lân trộn với tro lên rãnh. Sau đó, gieo hạt và lấp một lớp đất mỏng lên trên.
- Dặm cây: Khi cây đậu mọc được 2 lá mầm và đều khắp ruộng, cần kiểm tra những chỗ không mọc để dặm lại cho đều. Đồng thời, nhổ tỉa những cây mọc đôi ở hốc đã gieo và trồng lại chỗ mới.
Kỹ thuật chăm sóc
Trong quá trình sinh trưởng của cây đậu đen, việc làm cỏ và xới xáo đất là cực kỳ quan trọng để đảm bảo cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng và đất luôn tơi xốp. Dưới đây là 3 thời điểm để thực hiện việc này:
Lần 1
- Thời điểm: Khi cây được 10 ngày tuổi.
- Công việc: Kết hợp làm cỏ và xới nhẹ để cào bỏ lớp váng trên bề mặt đất. Thao tác cần thực hiện cẩn thận để không làm tổn thương cây con.
Lần 2
- Thời điểm: Sau lần đầu tiên khoảng 20 ngày.
- Công việc: Làm cỏ, xới đất và vun gốc cho cây để giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Lần 3
- Thời điểm: Trước khi cây ra hoa.
- Công việc: Thực hiện làm cỏ và vun gốc để hạn chế cây bị đổ ngã. Đây là lần vun gốc quan trọng nhất để chuẩn bị cho giai đoạn cây ra hoa và kết trái.
Cây đậu đen có thời gian sinh trưởng từ 80 – 90 ngày. Việc bón phân đúng cách và đúng thời điểm là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng. Dưới đây là 3 lần bón phân quan trọng:
Lần 1
- Thời điểm: Khi cây đậu được 10 ngày tuổi.
- Công việc: Xới nhẹ tay kết hợp làm cỏ và xới phá váng.
Lần 2
- Thời điểm: Sau lần đầu tiên khoảng 20 ngày.
- Công việc: Làm sạch cỏ trước khi bón phân.
Lần 3
- Thời điểm: Trước khi cây ra hoa
- Công việc: Bón phân kết hợp với việc vun gốc để chống đổ ngã cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Để bảo vệ đậu đen khỏi sâu bệnh như sâu đục thân, sâu ăn lá, rầy rệp và các bệnh lở cổ rễ, đốm lá, cháy lá, người nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đầu tiên là trồng cây với mật độ thích hợp và vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng để ngăn ngừa sự lây lan của sâu bệnh. Luân canh với các loại cây trồng khác họ cũng giúp giảm bớt nguồn lây nhiễm.
Chính vì thế, Bộ sản phẩm trị bệnh đạo ôn, vàng lá và kích thích rễ Rocken TROPHY & IRIS là giải pháp hiệu quả hỗ trợ cho cách trồng đậu đen dễ dàng hơn. Sản phẩm này có nhiều công dụng quan trọng như đặc trị các bệnh như đạo ôn lá, cổ bông, vàng lát, thối rể, lở cổ rễ, nấm bệnh, thối thân, héo rũ, phấn trắng và sương mai. Đồng thời cung cấp Humic, Fulvic và các trung vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng, tăng cường quá trình tái tạo bộ rễ và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, sử dụng bộ đôi này còn giúp tiết kiệm phân bón, hạn chế bệnh hại trong đất và cải thiện độ tơi xốp và độ mùn cho đất, tăng cường khả năng quang hợp và sản xuất năng suất cho cây đậu đen. Đây là lựa chọn lý tưởng để bảo vệ và nuôi dưỡng cây trồng một cách hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và năng suất cao cho vườn đậu đen của bạn.
Xem thêm: Top 5 các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng hiệu quả nhất 2024
Thu hoạch và bảo quản
Khi quả đậu đen chuyển từ màu xanh sang nâu đen, đây là thời điểm lý tưởng để tiến hành thu hoạch. Đậu đen có thể thu hoạch nhiều lần rải rác cho đến khi cây không còn đủ sức ra hoa nữa. Quá trình thu hoạch đậu đen bao gồm phơi khô, tách vỏ và tiếp tục phơi dưới ánh nắng 3 – 4 ngày để loại bỏ tạp chất. Sau đó, quả được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát để giữ được chất lượng tốt nhất.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp một hướng dẫn chi tiết về cách trồng đậu đen đúng kỹ thuật để đạt được năng suất cao. Rocken mong rằng những thông tin này sẽ giúp cho những ai quan tâm đến nông nghiệp và trồng trọt cây đậu đen có thêm kiến thức và kỹ năng để áp dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của mình!