Cây ngô, một trong những cây trồng chủ lực, thường gặp nhiều loại bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt. Để bảo vệ mùa màng và đạt hiệu quả kinh tế cao, nông dân cần nhận biết sớm các loại bệnh trên cây ngô và áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời. Trong bài viết này, Rocken sẽ cung cấp chi tiết về các loại bệnh trên cây ngô bằng triệu chứng nhận biết và phương pháp phòng chống hiệu quả nhất để đảm bảo một vụ mùa bội thu cho bạn!
Tầm quan trọng của cây ngô trong nông nghiệp
Cây ngô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp và nền kinh tế toàn cầu. Là một nguồn lương thực thiết yếu, ngô cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho hàng tỷ người với nhiều món ăn phong phú. Ngoài ra, ngô còn là nguyên liệu chính trong nhiều ngành công nghiệp từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, dầu ngô đến ethanol ngô – một nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
Việc trồng ngô tạo ra hàng triệu việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Hơn nữa, ngô giúp cải thiện cấu trúc đất, bảo vệ môi trường và duy trì đa dạng sinh học thông qua các biện pháp canh tác bền vững. Hiểu rõ tầm quan trọng của cây ngô sẽ giúp chúng ta tận dụng tối đa giá trị của nó, góp phần vào sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững.
Dấu hiệu của các loại bệnh trên cây ngô
Để bảo vệ cây trồng và đạt được năng suất cao, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của các loại bênh trên cây ngô rất quan trọng. Dưới đây là những thông tin chi tiết về dấu hiệu của các loại bệnh trên cây ngô phổ biến hiện nay:
Sâu keo
Sâu keo hay còn gọi là sâu keo mùa thu (Spodoptera Frugiperda), là một trong những loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô. Đặc biệt, chúng có thể gây hại nghiêm trọng ở mọi giai đoạn phát triển của cây. Các sâu non ở giai đoạn 1 và 2 thường ăn biểu bì ở mặt dưới của lá non, gây ra những vết trắng đặc trưng có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Khi sâu lớn hơn, chúng ăn khuyết lá và bẹ lá, tạo ra những lỗ lớn như “cửa sổ”.
Sâu xám
Sâu non tuổi 2 thường ẩn nấp dưới đất hoặc dưới lá vào ban ngày và vào ban đêm, chúng chui lên để ăn lá non hoặc gặm quanh thân cây. Từ tuổi 3 – 4, chúng phá hoại mạnh hơn, cắn đứt thân cây non và kéo xuống đất, mỗi đêm có thể phá hại 3 – 4 cây. Với những cây trưởng thành có thân cứng như cây ngô 7 – 8 lá, sâu đục vào thân gần gốc để ăn phần non mềm, làm cây héo và chết. Ruộng hoa màu bị sâu xám tấn công sẽ có mật độ cây giảm, năng suất tổn thất nghiêm trọng. .
Sâu đục thân
Bướm trưởng thành thường ẩn nấp trong bẹ lá và đẻ trứng trên lá. Khi sâu non nở, chúng ăn thủng lá nõn bao cờ và cuống cờ, làm gãy cờ và khô hoa phấn khiến cây không thể thụ phấn. Sâu từ tuổi 3 trở lên đục vào thân cây, làm cây chậm hoặc ngừng phát triển. Ở cây lớn, sâu đục trong thân và để lại phân, có thể gây gãy cây khi gặp gió to. Sâu xuất hiện quanh năm, phá hại mạnh nhất khi cây trổ cờ và đóng bắp.
Rệp cờ
Rệp thường gây hại cho cây ngô từ giai đoạn 8 – 9 lá đến khi thu hoạch. Chúng chích hút nhựa ở nhiều bộ phận như lá non, bông cờ, nõn ngô và bẹ lá, làm cho cây mất dinh dưỡng trở nên còi cọc và yếu ớt. Khi cây ngô còn nhỏ, rệp có thể khiến bắp không hình thành hoặc bị nhỏ, và chất lượng hạt cũng giảm sút. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh trong các điều kiện như gieo dày, độ ẩm cao hoặc khi cây bị hạn.
Bệnh khô vằn
Bệnh khô vằn là mối đe dọa phổ biến trên các vùng trồng ngô, ảnh hưởng đến phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô. Bệnh tạo ra các vết màu xám tro, loang lổ và hình dạng bất định như đám mây, lan từ gốc cây lên áo bắp và bông cờ, khiến cây vàng úa và khô chết. Nấm gây bệnh có thể tấn công từ khi cây ngô mới nảy mầm đến thu hoạch.
Khi cây bị nhiễm bệnh, rễ mầm và thân thường xuất hiện vết nâu và cây non có thể còi cọc. Biểu hiện nặng nhất thường thấy ở giai đoạn cây trỗ cờ và làm hạt. Trong điều kiện ẩm ướt, vết bệnh sẽ phủ lớp sợi nấm trắng và các hạch nấm xốp chuyển màu nâu khi trưởng thành, là nguồn lây nhiễm chính.
Xem thêm: Hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng trừ kịp thời bệnh khô vằn trên lúa
Bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá trên cây ngô là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe cây trồng. Bệnh này gây ra các đốm nhỏ, thường có màu nâu hoặc xám, xuất hiện trên các lá ngô. Những đốm này có thể mở rộng, làm lá ngô bị khô và rụng sớm, dẫn đến giảm khả năng quang hợp và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây.
Bệnh rỉ sắt
Bệnh rỉ sắt trên cây ngô là một trong những bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho năng suất và chất lượng của mùa màng. Biểu hiện chính của bệnh là các đốm rỉ màu cam đến đỏ, thường xuất hiện trên mặt dưới của lá. Những đốm này phát triển thành các mảng rỉ sắt và có thể lan rộng, làm lá ngô chuyển màu vàng và khô héo. Bệnh thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt và khi có sự tích tụ độ ẩm cao, đặc biệt trong mùa mưa hoặc khi tưới nước không đều.
Cách phòng trừ các loại bệnh trên cây ngô
Để phòng trừ hiệu quả các loại bệnh trên cây ngô, việc áp dụng một loạt các biện pháp chăm sóc và quản lý là rất quan trọng. Dưới đây là các phương pháp chủ yếu giúp bảo vệ cây ngô khỏi bệnh tật và duy trì năng suất tối ưu:
Chăm sóc và quản lý đất
Đảm bảo đất trồng được chuẩn bị tốt với độ thông thoáng và thoát nước tốt. Cần làm sạch tàn dư cây trồng và cày xới đất để giảm nguồn bệnh tiềm ẩn. Sử dụng phân bón hữu cơ và cải tạo đất định kỳ giúp cải thiện sức khỏe đất và cây trồng.
Xử lý hạt giống trước khi trồng
Ngâm hạt giống trong các dung dịch sát trùng hoặc thuốc phòng bệnh trước khi gieo giúp tiêu diệt mầm bệnh và nấm có thể tồn tại trên hạt, điều này giúp cây con khỏe mạnh ngay từ đầu và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bón phân đầy đủ và hợp lý
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây ngô bằng cách bón phân cân đối và hợp lý. Phân bón không chỉ giúp cây phát triển mạnh mẽ mà còn tăng khả năng chống chịu bệnh. Lưu ý bón phân theo khuyến cáo và tránh bón quá liều.
Sử dụng các thoại thuốc sinh học
Để bảo vệ cây trồng hiệu quả, việc sử dụng các loại thuốc sinh học chất lượng như Rocken ARENA và Rocken PATRI là rất quan trọng.
Rocken ARENA là sản phẩm chuyên biệt để xử lý các vấn đề về bệnh và rong rêu trên cây trồng. Đây là thuốc tẩy rong rêu trên thân cây, tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây hại, đồng thời phòng ngừa các bệnh như cháy bìa lá lúa (bạc lá). Sản phẩm này hiệu quả trong việc kiểm soát nhiều loại nấm bệnh, vi khuẩn và tảo như rỉ sắt, nấm hồng, thán thư, thối trái, khô cành, khô vằn và lem lép hạt.
Trong khi, thuốc trừ sâu sinh học Rocken Patri là giải pháp hoàn hảo để kiểm soát các loại côn trùng gây hại. Nó diệt sạch sâu rầy gối lứa và hiệu quả trên nhiều loại côn trùng như sâu, rầy nâu, rầy xanh, rệp sáp, nhện đỏ và bọ xít. Sản phẩm này còn có khả năng tiêu diệt cả trứng và ấu trùng của các loài côn trùng gây hại.
Xem thêm: Thuốc trừ sâu sinh học có độc không?
Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa như Rocken đã nói trên và xử lý kịp thời sẽ giúp bảo vệ cây ngô khỏi bệnh tật, đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và duy trì năng suất cao. Đừng để các loại bệnh trên cây ngô làm giảm chất lượng mùa màng của bạn mà hãy thực hiện các biện pháp phòng trừ ngay từ đầu để thu hoạch ngô chất lượng và đạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất nông nghiệp nhé!