Sầu riêng không chỉ là loại trái cây nhiệt đới mang giá trị kinh tế cao mà còn là niềm tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam. Vậy bạn có tò mò “1 ha trồng được bao nhiêu cây sầu riêng?” và cách tối ưu hóa diện tích canh tác hiệu quả. Trong bài viết sau, Rocken sẽ giải đáp cho bạn và cung cấp cách xác định khoảng cách trồng phù hợp để tối đa hóa năng suất và lợi nhuận từ loại cây trồng này!
Xem thêm: 1 cây sầu riêng cho bao nhiêu kg? Năng suất của 1 cây bao nhiêu là đạt chuẩn
1 ha trồng được bao nhiêu cây sầu riêng?
Khi nói đến việc trồng sầu riêng, một trong những câu hỏi thường được đặt ra là “1 ha trồng được bao nhiêu cây sầu riêng?”. Câu trả lời không chỉ phụ thuộc vào diện tích mà còn liên quan đến các yếu tố như phương pháp trồng, giống cây, điều kiện đất đai và khí hậu khu vực.
Trên diện tích 1 hecta (tương đương 10.000 m²), số lượng cây sầu riêng có thể trồng sẽ thay đổi theo từng mô hình và cách sắp xếp khoảng cách giữa các cây. Dưới đây là một số cách bố trí phổ biến:
- Mô hình trồng 8m x 8m: trồng khoảng 150 cây/hecta.
- Mô hình trồng 7m x 7m: trồng khoảng 200 cây/hecta.
- Mô hình trồng 6m x 6m: trồng khoảng 270 cây/hecta
- Mô hình trồng 5m x 5m: trồng khoảng 400 cây/hecta.
Vậy, 1 ha trồng được bao nhiêu cây sầu riêng? Con số có thể dao động từ 150 cây đến 400 cây, tùy thuộc vào mô hình trồng và mục tiêu canh tác. Việc chọn mật độ trồng phù hợp không chỉ giúp bà con tối ưu hóa diện tích mà còn đảm bảo cây sinh trưởng tốt, mang lại năng suất và lợi nhuận cao nhất cho nhà vườn.
Khoảng cách trồng sầu riêng phổ biến
Khoảng cách trồng sầu riêng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của cây, năng suất cao và chất lượng trái tốt nhất. Hiện nay, có hai mô hình phổ biến nhất được áp dụng trong thực tiễn canh tác:
Mô hình trồng sầu riêng truyền thống
Khoảng cách trồng thường dao động từ 6m x 6m đến 8m x 8m, tương đương mật độ từ 150 đến 270 cây/hecta.
Ưu điểm của mô hình truyền thống:
- Khoảng cách rộng giúp cây có đủ diện tích để phát triển tán lá và hệ rễ.
- Cây sầu riêng có thể sống và cho trái lâu dài, mang lại lợi nhuận bền vững.
- Cho phép nông dân trồng thêm các loại cây khác như ca cao, cà phê hoặc điều
Nhược điểm của mô hình truyền thống:
- Mật độ cây thấp đòi hỏi diện tích đất rộng, không phù hợp với những quy mô nhỏ.
- Việc bố trí hệ thống tưới tiêu và chăm sóc cho từng cây có thể khiến chi phí đầu tư tăng cao.
Mô hình trồng sầu riêng mới
Khoảng cách trồng được rút ngắn xuống 5m x 5m, cho phép trồng lên đến 400 cây/hecta, hoặc thậm chí dày hơn trong một số trường hợp.
Ưu điểm của mô hình sầu riêng mới:
- Mật độ cây cao đồng nghĩa với việc sản lượng trái sẽ tăng lên đáng kể.
- Có khả năng cho trái sớm hơn so với thông thường.
- Cây cao thấp hơn, dễ dàng cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Nhược điểm của mô hình sầu riêng mới:
- Do khoảng cách trồng gần, cây sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, dẫn đến việc giảm tuổi thọ.
- Đòi hỏi hệ thống tưới tiêu, bón phân để đảm bảo cây sinh trưởng tốt.
Lợi ích khi tăng khoảng cách trồng sầu riêng
Trong việc trồng cây sầu riêng, khoảng cách giữa các cây là một yếu tố kỹ thuật việc quyết định năng suất, chất lượng quả và tuổi thọ của cây. Tăng khoảng cách trồng sầu riêng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sự phát triển của cây và kinh tế người trồng:
- Khi khoảng cách giữa các cây được tăng lên, tán cây sẽ có không gian mở rộng, từ đó giúp cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Ánh sáng đầy đủ là yếu tố quan trọng trong quá trình quang hợp, giúp cây tạo ra năng lượng cần thiết để sinh trưởng và phát triển.
- Khoảng cách rộng giữa các cây giúp không khí lưu thông tốt hơn quanh tán cây và bên trong vườn. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của các loại nấm mốc và bệnh hại lá do môi trường ẩm ướt.
- Khi cây sầu riêng được trồng thưa, không gian rộng rãi giúp giảm áp lực sinh trưởng. Từ đó, cây sẽ khỏe mạnh hơn và duy trì năng suất ổn định trong thời gian dài. Tuổi thọ cây tăng lên, kéo dài chu kỳ thu hoạch, giảm chi phí trồng mới.
- Một vườn sầu riêng với khoảng cách trồng rộng sẽ giúp người nông dân thực hiện các công việc chăm sóc và thu hoạch thuận lợi hơn. Có không gian để sử dụng các thiết bị cơ giới hoặc máy bay phun thuốc, tối ưu hóa quy trình canh tác.
Yếu tố để xác định khoảng cách trồng
Để xác định khoảng cách trồng phù hợp, nhà vườn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố liên quan dưới đây:
Đặc điểm sinh học của cây
Sầu riêng là loại cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng và bộ rễ phát triển sâu vào lòng đất. Chiều cao cây trưởng thành có thể đạt từ 20-30m, tán cây lan rộng nên cần không gian đủ lớn để phát triển.
Đặc điểm đất đai
Sầu riêng thích hợp với loại đất tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 – 6,5. Ở những khu vực đất có tầng canh tác mỏng hoặc dễ ngập úng, cây sẽ bị hạn chế phát triển.
Điều kiện khí hậu
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm/năm. Trong điều kiện khí hậu có lượng mưa cao và ẩm ướt, khoảng cách trồng nên rộng hơn để cây thoáng khí, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
Nhiệt độ lý tưởng cho cây sầu riêng dao động từ 25°C đến 35°C. Trong những vùng có ánh sáng mạnh hoặc nhiệt độ cao, khoảng cách trồng cần được tính toán để tránh cây bị sốc nhiệt và cháy lá do ánh sáng trực tiếp.
Mục tiêu sản xuất
Nếu mục tiêu của nhà vườn là tăng năng suất trong thời gian ngắn, mật độ trồng dày sẽ là lựa chọn ưu tiên. Với những nhà vườn tập trung vào chất lượng trái sầu riêng và muốn duy trì tuổi thọ cây lâu dài, khoảng cách trồng rộng hơn sẽ là phương án phù hợp.
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng con
Trồng cây sầu riêng không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn mà còn yêu cầu kỹ thuật chăm sóc đúng cách để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Dưới đây là các bước chi tiết trong kỹ thuật trồng cây sầu riêng con:
Chọn cây giống
Việc chọn cây giống là bước khởi đầu quan trọng, quyết định đến sự phát triển và năng suất của cây sầu riêng sau này. Bạn nên chọn cây giống cao từ 80cm trở lên, thân thẳng, không có dấu hiệu sâu bệnh và có ít nhất 3-4 cành chính phát triển tốt. Rễ phải đầy đủ, không bị gãy hoặc tổn thương.
Cách trồng cây sầu riêng
- Chuẩn bị hố trồng kích thước 60x60x60cm
- Bón lót 25-30kg phân hữu cơ hoai mục, 0.3-0.5kg phân lân và một ít thuốc phòng trừ sâu rễ.
- Đặt cây giống vào giữa hố, phần bầu đất cao hơn mặt đất 2-3cm, lấp đất và nén chặt.
- Cắm cọc chống đỡ và che chắn cây con bằng rơm hoặc lá dừa để giảm ánh nắng.
- Tưới nước đều đặn, giữ ẩm thường xuyên để cây phát triển tốt.
Bón phân
Trong những năm đầu đầu, rễ cây sầu riêng chưa phát triển toàn diện và mạnh. Do đó, thay vì sử dụng phân bón vô cơ, bà con nên bón dịch trùn quế, để giúp đất tơi xốp và bổ sung dinh dưỡng hữu cơ. Từ đó, hỗ trợ cây trồng tăng cường kích thích bộ rễ , phát triển khỏe mạnh và bền vững.
Hiện nay, dịch trùn quế thủy phân Rocken là giải pháp phân bón hữu cơ cao cấp hàng đầu, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cây trồng, đặc biệt là cây sầu riêng. Sản phẩm này được chiết xuất từ trùn quế tự nhiên, giàu axit amin, vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cải thiện đáng kể sự phát triển và năng suất cây trồng.
Kỹ thuật tưới sầu riêng
Với đặc điểm sinh học là cây nhiệt đới, sầu riêng yêu cầu lượng nước đều đặn để đảm bảo cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Đặc biệt, cây sầu riêng có bộ rễ nhạy cảm, nhất là khi cây còn non. Do đó, bà con nên lưu ý một số kỹ thuật tưới sầu riêng như sau:
- Tưới phun mưa dưới gốc, sử dụng 2-3 béc tưới cho mỗi gốc cây trưởng thành, giúp phân phối nước đều và giữ ẩm đất hiệu quả.
- Với cây nhỏ, chỉ cần 1 béc tưới là đủ. Ngoài ra, tưới nhỏ giọt phù hợp với đất dốc hoặc khu vực thiếu nước, giúp tiết kiệm nước tối đa.
Lưu ý: cần tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát để tránh bốc hơi nhanh và giữ độ ẩm cho đất.
Qua bài viết vừa rồi, ROCKEN đã cùng bạn tìm hiểu câu trả lời cho “1 ha trồng được bao nhiêu cây sầu riêng?” và cách xác định khoảng cách trồng cây phù hợp. Nếu bạn đang ấp ủ ý định trồng sầu riêng hoặc muốn tối ưu hóa vườn trồng hiện tại, hãy áp dụng những kiến thức và kỹ thuật mà chúng tôi đã chia sẻ. Chúc bạn thành công trong hành trình xây dựng một vườn sầu riêng khỏe mạnh, năng suất và phát triển bền vững!